Driver laptop













Cài driver cho mọi dòng laptop

Cài driver cho laptop không khó như bạn tưởng. Bài hướng dẫn cài driver cho mọi dòng laptop này có thể áp dụng trên hầu hết các laptop hiện nay.
Cài driver cho laptop là một công đoạn quan trọng để đảm bảo chiếc laptop hoạt động tốt và đáp ứng được mọi chức năng vốn có. Nếu cài không đủ driver cho laptop, máy của bạn có thể sẽ vẫn hoạt động được, nhưng không đầy đủ, ví dụ như không bắt wifi được, không nhận thẻ nhớ hay không nhận bluetooth v.v..
Cài driver cho Laptop
Nhiều khi, bạn đã cài hết tất cả driver như driver hiển thị, driver âm thanh, driver mạng, driver thẻ nhớ v.v.. nhưng khi khởi động xong máy vẫn không hoạt động như ý. Bài viết này sẽ chỉ dẫn bạn cách cài driver đúng cho mọi dòng laptop.
Thông thường, khi mua laptop mới, bạn sẽ thấy có một đĩa CD đi kèm máy, đây là đĩa chứa các driver cần thiết. Nếu như máy không có đĩa driver đi kèm, bạn phải tự lên website của hãng để tải các Driver về.
Để cài đúng driver bạn thực hiện cài lần lượt các Driver theo thứ tự cụ thể như sau: 
  1. Chipset
  2. VGA (card màn hình)
  3. Card mạng (wifi & LAN)
  4. Các driver khác.
Để hiểu hết các driver, bạn có thể tham khảo thông tin về các nhóm driver sau:
1.Base system device – Cardreader (Các thiết bị ngoại vi như cổng USB, Iack 3,5mm, HDMI…)
2.Ethernet – Lan (mạng dây)
3.Network controller – Wlan (mạng Wifi)
4.PCI device (drive đúng:microsoft UUA bus) – Audio, Modem, Audio(HDMI) Cài card màn hình
5.PCI Simple Communications Controller (intel core i…) – Intel Management Engine Components Driver
6.SM bus controller – Chíp set
7.Universal serial bus (USB) controller – USB 3.0 host controller driver
8.Video controller (VGS compabble) – Graphic intel HD 2nd – XP
Các phần mềm bổ trợ có thể thay thế driver:
  • Webcam: Cyberlink you cam – setting – display – 50Hz,60Hz
  • Ghi âm: Run – sound recoder
  • Âm thanh: Playback device – properties – levels – balance
  • Bluetooth: kết nối bluetooth – open setting – discovery – check vào ô vuông “Allow bluetooth…”
  • Hiển thị file *.doc
  • Hiển thị file ẩn
  • Nhấn đúp chuột & không nhấn đúp chuột
  • Kết nối máy in
  • Tìm kiếm nội bộ
  • Vào Facebook
  • Mở 2 nick chat yahoo cùng lúc
  • Driver hot key
  • Hẹn giờ tắt máy
  • Phát wifi trên laptop
Lưu ý:
1)Ghi âm: chuột phải vào loa – recoding device – recoding – level – microphone boot – chon 10+
2)Touch pad: chuột phải synaptics pointing device properties – scrolling, pinch zoom, rotating (phải chọn tap to click)
3)Kiểm tra driver (không báo thiếu):
VGA: (không nhận báo: standard)
Audio
Bluetooth: (không nhận: Genenic)
Touchpad
4)Nếu driver nhận sẽ có tên hãng đầu tiên
5)Nếu driver nào có biểu tượng mũi tên là disable sẽ không hoạt động
Một số driver thường gặp khác:
PCI data acquisition signal processing – intel turbo boot – dành cho những dòng core i… – intel HD Graphic(VGA, Turbo boot, Audio HDMI)
Base system device
Mass storage controller
USB crw
Acer module
HP intergrated module
Trên đây là tất cả các thông tin cơ bản nhất khi cài driver cho mọi dòng laptop. Chỉ cần tìm đúng driver và cài đặt theo thứ tự trên là có thể đảm bảo máy tính chạy một cách mượt mà. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các phần mềm bổ trợ thay thế driver để kích hoạt tính năng nếu như không tìm được đúng driver của máy.
Để có hướng dẫn chi tiết và cụ thể cho từng dòng sản phẩm, bạn vui lòng tìm kiếm trên Google các từ khóa với cấu trúc Driver + tên máy/dòng máy
Ví dụ, tìm Google các từ khóa:
“Driver Laptop Asus X501″
“Driver Laptop Asus Transformer Pro T100″
“Driver laptop hp pavilion g4″
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi thông tin tên máy lên comment trong bài viết này, mình sẽ cố gắng hỗ trợ và hướng dẫn cách cài đặt cụ thể cho chiếc laptop thân yêu của bạn.


VÍ DỤ :

Broadcom USH -> Dell ControlVault Windows Biometric Framework Driver

Network Controler -> Intel Wifi Driver

Ethernet Controller -> Intel 825xx 10/100/1000 Ethernet Controller Driver

3D Video Controller -> Card rời

USB 2.0 CRW, Mass Storage Controller -> Card Reader

BCM20702A0 ->Dell Wireless 380 Bluetooth







No comments :

Post a Comment